Phong tục và lễ nghi Lễ_Phục_Sinh

Phục dựng Đàng Thánh Giá và Cuộc thương khó của Giêsu tại Stuttgart, Đức năm 2004Một giám mục thực hiện nghi thức rửa chân vào ngày Thứ năm Tuần Thánh

Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ Cuộc thương khó của Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.

Tại nhiều quốc gia Tây Phương, Lễ Phục Sinh bao gồm chủ nhật và thứ hai là ngày nghỉ lễ chính thức. Tại châu Âu, như tại Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm Cuộc thương khó của Giêsu.

Nhiều Kitô hữu hành hương đến Via Dolorosa tại Thành cổ Jerusalem để thăm lại con đường khổ nạn mà Giêsu đã vác thánh giá đến đồi Sọ.

Tại Việt Nam ở các giáo xứ có đông giáo dân là người gốc miền Bắc thường có các nghi thức ngắm nguyện 15 sự thương khó của Chúa. Ngoài ra, nhiều giáo xứ còn diễn nguyện lại cuộc khổ nạn của Chúa.Vào ngày thứ bảy tuần Thánh còn có nghi thức hôn chân Chúa

Vào ngày chủ nhật Phục sinh, các giáo hoàng thường chúc phép lành Urbi et Orbi từ ban-công chính của vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Trứng Phục Sinh và thỏ

Bài chi tiết: Trứng Phục Sinh
Trứng Phục sinh tại Cộng hòa Séc

Theo một phong tục cổ từ những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ trứng xuất hiện lên sự sống.

Trứng Phục Sinh (như là Pysanky) chào mừng các ngày lễ Phục Sinh thường được trang trí đặc biệt. Phong tục cổ của quả trứng Phục Sinh có thể đã bắt đầu trong cộng đồng Kitô hữu tại vùng Lưỡng Hà (Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran), trứng được nhuộm đỏ để tưởng niệm máu của Chúa Kitô đã đổ ra lúc bị đóng đinh.[3] Trong các truyền thống sau đó, trứng cũng là một biểu tượng của ngôi mộ trống.[4][5] Tại Bulgaria, Hy Lạp, Nga, Serbia và Thụy Điển, trứng luộc được sơn màu đỏ như một biểu tượng của cuộc sống mới đã được ban tặng bởi sự hy sinh của Chúa Kitô. Truyền thống lâu đời nhất là sử dụng trứng gà nhuộm, nhưng hiện đại thường là được thay thế bằng trứng làm từ sô cô la hoặc trứng nhựa plastic chứa đầy kẹo.

Tổng thống Obama cổ vũ những em nhỏ chơi lăn trứng tại sân cỏ Nhà Trắng năm 2009

Nhiều người Mỹ đã theo truyền thống và tô màu lên trứng luộc chín và tặng những giỏ kẹo. Các Thỏ Phục Sinh là một huyền thoại phổ biến của một nhân vật tặng quà Phục Sinh, tương tự như Santa Claus (ông già Nô-en) trong văn hóa Mỹ. Vào ngày Thứ Hai Phục Sinh, Tổng thống Hoa Kỳ thường tổ chức một cuộc chơi đua lăn trứng Phục sinh (Easter Egg Roll, thường là dùng gậy hay là muỗng dài chuyển trứng, phong tục này đã có trên 400 năm) hàng năm trên bãi cỏ Nhà Trắng cho trẻ nhỏ.[6]